Revenir au site

Các kỹ thuật trám răng phổ biến?

Trám răng là giải pháp thay thế mô răng bị bệnh, bị mất giúp ngăn không cho vi khuẩn hay những tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất hủy hoại tủy răng; khôi phục hình dáng cũng như chức năng nhai của răng.

Khi nào cần trám răng?

Khi phát hiện răng sâu, đau, xuất hiện lỗ sâu răng màu đen, cảm thấy ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh và thức ăn mắc vào; ngoài ra, răng bị sâu cũng khiến cho bạn bị hôi miệng dù đã súc miệng thường xuyên. Khi đó, chúng ta nên đi đến nha sĩ để kiểm tra răng, vì chỉ có nha sĩ mới có thể nhìn thấy những lỗ sâu răng ẩn dưới răng, giữa hai kẽ răng... Sau khi kiểm tra và phát hiện sâu răng, nha sĩ sẽ chỉ định các hình thức để điều trị, thường là trám răng. https://nhakhoakim.com/han-tram-rang-sut-giai-phap-nha-khoa-tien-tien.html

Các kỹ thuật trám răng
Thông dụng hiện nay là trám bít hố rãnh, trám thẩm mỹ trám amalgam và trám đúc.

Trám bít hố rãnh

Đây là kỹ thuật dành cho các răng có nguy cơ bị sâu nhưng hiện tại vẫn chưa có lỗ sâu. Loại trám phòng ngừa này có hiệu quả hạn chế khả năng bị sâu răng đến 80%.

Các răng cối nhỏ và răng cối lớn của một số người có thể có các rãnh rất sâu và hẹp, đầu lông bàn chải đánh răng không thể nào làm sạch được các rãnh này. Khi đó thức ăn và vôi răng sẽ bám lại trong các hố rãnh trên. Vì vậy nguy cơ bị sâu của những răng này rất cao. Trám bít hố rãnh dùng chất trám lấp đầy các rãnh, giúp cho thức ăn không bị nhét vào nữa, nhờ đó phòng ngừa được sâu răng. Kỹ thuật trám này hoàn toàn không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài.

Trám thẩm mỹ

Trám thẩm mỹ là trám răng bằng vật liệu composite có màu trắng ngà giống như màu răng, rất hay sử dụng để trám các răng phía trước vì yêu cầu thẩm mỹ. Đầu tiên nha sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu, sau đó phết một lớp mỏng giúp răng bớt ê buốt. Tiếp theo, bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, tương tự như kỹ thuật trám bít hố rãnh, giúp cho lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám.

Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, nha sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán, và tiếp sau đó là lớp composite có màu giống như màu của răng đang trám. Cuối cùng nha sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp cho composite đông cứng lại.Khi đã đông cứng, miếng trám tương đối trơn láng và dễ đánh bóng.

Trám Amalgam

Đây là loại trám với vật liệu amalgam có màu đen được sử dụng từ lâu mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc. Đầu tiên nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và phết một lớp bảo vệ lên trên.

Trong một số trường hợp, nha sĩ còn phải dùng thêm một khuôn trám có thể uốn cong được để giữ cho thành của miếng trám có hình dạng theo đúng hình dạng và đường viền của răng. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị và được nhồi chặt vào xoang.

Bác sĩ sẽ nhồi chặt chất trám xuống răng và nướu của bệnh nhân. Lượng amalgam thừa sẽ được lấy đi, và miếng trám cuối cùng có bề mặt nhẵn láng. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Và cũng vì lý do đó, nha sĩ chưa thể đánh bóng miếng trám ngay và sẽ hẹn đánh bóng miếng trám đó vào lần sau. https://nhakhoakim.com/co-nen-han-rang-khong-loi-giai-dap-tu-bac-si-chuyen-khoa.html

Trám đúc

Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít, thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này thường được làm bằng vàng hoặc sứ nung, và được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám này không chỉ lắp đầy phần răng bị mất do sâu, mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.

Add paragraph text here.